Theo quy hoạch phân khu đô thị Sông Hồng cùng kế hoạch phân bổ dân số tính đến năm 2030 do TP. Hà Nội công bố, sẽ có ít nhất 215.000 người dân thuộc 4 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng di rời khỏi nội thành. Làn sóng dịch chuyển mới này được dự báo sẽ khiến nhu cầu BĐS khu Đông dậy sóng trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, từ giữa năm 2020, hàng loạt các tập đoàn lớn như Nikken, Google… đã lên kế hoạch chuyển dây chuyền sản xuất về Việt Nam. Với sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, 15 doanh nghiệp Nhật Bản đã chọn Việt Nam làm "bến đỗ" mới khi quyết định rời Trung Quốc. Gần đây Luxshare, Pegatron, những nhà sản xuất cung ứng linh kiện, sản phẩm hàng đầu cho các “ông lớn” công nghệ toàn cầu như Sony, Microsoft, cũng đã đến đầu tư tại Bắc Giang, Hải Phòng. Cuối năm 2020, đơn vị sản xuất điện tử, viễn thông công nghệ cao của Đài Loan Foxconn, phụ trách cung ứng, sản xuất linh kiện chính cho Apple và Vina Solar Technology - công ty sản xuất pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc, cũng ngỏ ý mong muốn được đầu tư tại Hải Dương. Chính sự đầu tư mạnh mẽ này cũng sẽ kéo theo nhu cầu về nơi ở cao cấp cho các chuyên gia quốc tế tăng mạnh.
Nhưng thực tế, các thủ phủ công nghiệp gần Hà Nội như Bắc Ninh, Hải Dương… đều đang rơi vào tình trạng “cung không đủ cầu” những dự án căn hộ cao cấp cho chuyên gia. Cụ thể, theo báo cáo của CBRE, Hải Dương là nơi làm việc của hơn 30.000 chuyên gia nước ngoài nhưng ở thời điểm hiện tại, nơi đây mới chỉ có 1.500 căn hộ thuộc các dự án nhà ở xã hội với tiện ích và thiết kế hạn chế. Vì thế, gần 80% các chuyên gia làm việc tại Hải Dương chỉ có lựa chọn lưu trú tại Hà Nội và buộc phải di chuyển giữa Hải Dương - Hà Nội mỗi ngày.
Ông Takahashi Tsuyoshi (Nhật Bản), chuyên gia tại một công ty sản xuất linh kiện điện tử cho biết: “Sống và làm việc tại Việt Nam đã gần 5 năm nhưng mỗi ngày tôi vẫn phải đi lại giữa Hải Dương và Hà Nội. Căn hộ của tôi lại ở Cầu Giấy nên càng mất thời gian di chuyển. Tương lai mà có một khu cư dân cao cấp ở gần Hải Dương hơn, tôi sẽ chuyển nhà ngay”.
![]() |
Vị trí chiến lược cùng hạ tầng giao thông hoàn thiện giúp khu Đông Hà Nội sẽ trở thành điểm đến của cộng đồng chuyên gia nước ngoài |
Trước làn sóng dịch chuyển này, phía đông Hà Nội hiện đang là một trong những lựa chọn được những người như ông Tsuyoshi nhắm tới. Sở hữu lợi thế vị trí đắc địa, tiếp giáp các tỉnh thành thủ phủ công nghiệp phía Bắc như Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng…cùng quỹ đất lớn để phát triển các dự án BĐS theo hướng đại đô thị, khu Đông Hà Nội được dự báo sẽ nổi lên là trung tâm mới của khu vực, đặc biệt là các dự án cao cấp cho cộng đồng chuyên gia.
Nhu cầu BĐS cao cấp khu Đông Hà Nội tiếp tục tăng mạnh
Nhu cầu đối với dòng sản phẩm cao cấp, hạng sang tại những dự án kế cận khu trung tâm có dấu hiệu tăng mạnh, chủ yếu xuất phát từ những gia đình trung lưu trẻ tuổi người Việt có tích lũy tài sản, bên cạnh xu hướng định cư tại Việt Nam của chuyên gia nước ngoài cũng như kiều bào về nước an cư trước tác động của dịch Covid-19.
Báo cáo từ các tổ chức nghiên cứu thị trường từ JLL, CBRE hay Savills Việt Nam đều cho thấy, trong 3 năm gần đây, mức tăng giá trung bình toàn thị trường căn hộ đạt khoảng 7%/năm. Đặc biệt ở các khu vực liền kề trung tâm thành phố, nhất là các dự án quy mô lớn, tốc độ tăng giá càng mạnh bởi có thêm nhiều điều kiện để tạo sự khác biệt, như chất lượng xây dựng và các dịch vụ, tiện ích nhằm đưa dự án đạt chuẩn dự án cao cấp.
![]() |
Thị trường BĐS cao cấp khu Đông Hà Nội dự báo vẫn tiếp tục tăng mạnh |
Đặc biệt, xu hướng phát triển các dự án cao cấp đặc quyền trong lòng đại đô thị tiếp tục được dự báo tăng mạnh trong thời gian tới. Điển hình các dự án nằm trong đại đô thị lớn luôn dẫn dắt thị trường như Masteri Waterfront nằm trong quần thể đại đô thị Ocean Park quy mô hơn 400ha.
Dự án này đang chứng tỏ lợi thế về chất lượng khi được phát triển bởi nhà phát triển BĐS hàng hiệu hàng đầu Việt Nam - Masterise Homes, cùng thiết kế, hệ tiện ích đẳng cấp quốc tế và giải pháp Home for Home - Đổi nhà sống sang ưu việt kết hợp với Techcombank. Được biết, chủ đầu tư của dự án này đang tiếp tục thực hiện nhiều dự án tầm cỡ khác tại Hà Nội như Masteri West Heights hay siêu dự án hàng hiệu The Grand, Hanoi hợp tác cùng Marriott International.
![]() |
Dự án căn hộ cao cấp Masteri Waterfront với vị trí vàng giữa trung tâm đại đô thị Ocean Park - ảnh phối cảnh dự án |
Không chỉ sôi động ở phân khúc BĐS cao cấp, bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE Việt Nam, chi nhánh Hà Nội cho biết hoạt động xây dựng đang diễn ra tích cực trên nhiều loại hình BĐS và ở nhiều khu vực khác nhau tại Hà Nội, báo hiệu sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường BĐS thành phố.
“Chúng tôi kỳ vọng không chỉ mảng BĐS nhà ở mà cả mảng BĐS thương mại cũng sẽ chào đón thêm nhiều dự án mới với sự tham gia phát triển của cả chủ đầu tư nước ngoài và chủ đầu tư trong nước tới từ khu vực phía Nam”, bà Hoài An cho biết.
Theo nhận định của một chuyên gia BĐS, không phải đến bây giờ các nhà đầu tư mới nhận thấy khu vực vùng cận nội đô có nhiều tiềm năng. Điều này thể hiện rõ qua việc thông tin về các dự án tại vùng cận nội đô Hà Nội luôn được tìm kiếm nhiều nhất trong thời gian qua. Một số khu năm ngoái giá chỉ khoảng 30-40 triệu/m2 nhưng đến đầu năm nay đã tăng trưởng đến 70%, thậm chí có những địa điểm lên đến 100%.
Doãn Phong
" alt=""/>Sức hút bất động sản phía đông Hà Nội![]() |
Ông T (65 tuổi) hạnh phúc khi được ôm con trong tay |
Được biết, vợ chồng ông T cũng có 2 người con nuôi: con gái lớn 25 tuổi, con trai 15 tuổi. Hai con luôn ủng hộ, động viên, đồng hành cùng bố mẹ trong hành trình này.
Trước đó, hồi cuối tháng 7, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng cũng giúp đỡ đôi vợ chồng lớn tuổi khác (ngoài 50 tuổi) đón cặp song sinh đầu lòng sau hơn 30 năm hiếm muộn.
Nguyễn Liên
Đang nằm thở oxy, nhìn thấy hình con trai trong tấm thiệp bác sĩ mang đến, chị Trang một tay giữ mặt nạ, một tay cầm ảnh con, nhìn say sưa. Từ hôm đó, chị hồi phục nhanh.
" alt=""/>Chồng U70, vợ U60 đón con đầu lòng sau 30 năm hiếm muộnCũng theo Sở Y tế Hà Nội, các ca bệnh ghi nhận gần đây chủ yếu thuộc 9 ổ dịch, bao gồm:
1, Ngõ 120 Tả Thanh Oai, Thanh Trì
2, Số 2 Thanh Liệt, Thanh Trì
3, Chung cư A1, A4, A5, KĐT Đền Lừ, phường Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai
4, Thôn Tân Mỹ, xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ
5, Thôn Bạch Liên, xã Liên Phương, huyện Thường Tín
6, Phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng
7, Phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân
8, Phường Văn Miếu, Đống Đa
9, Phường Văn Chương, Đống Đa
Riêng ổ dịch Thanh Xuân Trung tới nay đã ghi nhận 581 ca Covid-19, là chuỗi lây nhiễm lớn nhất trên địa bàn TP Hà Nội thời gian này. Từ đầu tháng 9, toàn bộ người dân sống trong khu vực ổ dịch đã được vận động đi giãn dân, cách ly tập trung. Do vậy, các ca mới phát sinh trong chùm này đều không còn nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.
Hiện Hà Nội đã có 19 quận, huyện, thị xã được coi là "vùng xanh", chuyển sang trạng thái "bình thường mới", gồm: Ba Đình, Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Long Biên, Mê Linh, Mỹ Đức, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Oai, Ứng Hòa, Tây Hồ.
Hà Nội cho phép một số cơ sở kinh doanh, dịch vụ tại các địa bàn nói trên được mở lại từ ngày 16/9. Bên cạnh đó, xem xét việc dừng kiểm tra giấy đi đường đối với người dân “vùng xanh”.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội mới nhất
Nguyễn Liên
Theo Thứ trưởng, do đặc điểm của biến thể Delta, nguy cơ lây nhiễm và bùng phát dịch Covid-19 tại Hà Nội luôn hiện hữu. Bởi vậy, TP phải xác định nhiệm vụ phòng chống dịch là chính, cơ bản và lâu dài
" alt=""/>Biểu đồ tình hình dịch Covid